Gần đây, các nhãn hàng thời trang có tiếng như H&M, Adidas, Uniqlo,…đã bị người dân Trung Quốc tẩy chay gay gắt. Thậm chí trên một số trang thương mại điện tử lớn cũng xoá mặt hàng của các thương hiệu này. Mặc dù các nhãn hàng tên tuổi lớn này khá tôn trọng những khách hàng Trung Quốc nhưng lại không được người dân nước này yêu thích. Truyền hình nước này cũng lên tiếng kêu gọi người dân chung tay từ chối sản phẩm của họ. Vậy lý do đằng sau những sự việc này là gì ? Tại sao lại ảnh hưởng một làn sóng mạnh mẽ tới các thương hiệu thời trang lớn đến vậy?
Nhiều nhãn hàng thời trang lớn bị tẩy chay tại Trung Quốc
H&M là một thương hiệu bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển. Họ nổi tiếng với sản phẩm thời trang giá rẻ dành cho nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. H&M và các nhãn hiệu trực thuộc có mặt tại 68 quốc gia với hơn 4.500 cửa hàng. Năm 2015, họ tuyển dụng khoảng 132.000 nhân viên. Đây là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai trên thế giới. Chỉ đứng sau Inditex của Tây Ban Nha. Công ty này có mạng lưới kinh doanh trực tuyến khá mạnh với cửa hàng trực tuyến H&M tại 33 quốc gia.
Hàng loạt các nhãn hàng thời trang lớn khác cũng đang chịu chung làn sóng tẩy chay này. Nhưng lý do vì sao H&M và các thương hiệu vẫn cứng rắn với tuyên bố không làm việc với bất kỳ nhà máy sản xuất hàng may mặc nào tại Tân Cương, Trung Quốc?
Tối ngày 24/3, nhiều kênh truyền thông lớn của Trung Quốc đăng tin phản đối thương hiệu H&M. Sau khi hãng thời trang này tuyên bố từ chối mua nguyên liệu từ các nhà máy ở Tân Cương, trong đó có bông. Tân Cương được biết là nguồn sản xuất bông cực lớn. Cung cấp cho rất nhiều các nhãn hàng thời trang lớn như H&M, Adidas, Nike, Uniqlo, FILA…
Những lý do trái chiều
Lý do dẫn đến quyết định này của H&M là chính sách của chính phủ Trung Quốc tại Tân Cương. Chính sách này bị Mỹ và nhiều nước châu Âu phản đối vì bị cho là bóc lột lao động, kỳ thị và vi phạm nhân quyền với người dân tại đây. Sau H&M, hàng loạt các thương hiệu đình đám như Uniqlo, Nike, Adidas, FILA, GAP, New Balance…Cũng tuyên bố ngừng hợp tác với các nhà máy ở Tân Cương.
Tuy nhiên, theo như CCTV, kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc thì những cáo buộc của Mỹ và các nước châu Âu là không có căn cứ. Và kêu gọi người dân tẩy chay H&M. Cũng như gỡ bỏ sản phẩm của các hãng thời trang nói trên. Khỏi diễn đàn thương mại điện tử Taobao – website bán hàng online lớn nhất tại Trung Quốc.
Sau làn sóng đòi tẩy chay H&M và hàng loạt thương hiệu thời trang lớn ở thị trường Trung Quốc. Hai đại sứ thương hiệu của H&M là Tống Thiến và Hoàng Hiên cũng tuyên bố sẽ chấm dứt hợp đồng với nhãn hàng này. Hàng loạt các ngôi sao đình đám khác như Lộc Hàm, Vương Nhất Bác, Cổ Lực Na Trát, Đàm Tùng Vận…Cũng tuyên bố chấm dứt hợp đồng với các nhãn hàng mà họ làm đại diện đang tham gia sự vụ này ngay trong đêm.
Động thái của các hãng thời trang trước làn sóng tẩy chay
Mặc dù làn sóng đòi tẩy chay vẫn đang nằm trên hot search của Weibo thì vẫn có thêm nhiều thương hiệu liên tục đưa ra những quyết định cứng rắn như H&M.
Trước sự việc này, H&M cũng đã có phản hồi chính thức trên tài khoản Weibo của hãng. Cho biết hãng luôn rất tôn trọng khách hàng Trung Quốc. Và H&M không hề mua bông trực tiếp từ Tân Cương mà qua trung gian. Nhãn hàng cũng khẳng định vẫn sẽ tiếp tục đầu tư tại Trung Quốc. Vì đây là một trong bốn thị trường lớn nhất của hãng trên thế giới.
- Cập nhật tin tức mới nhất : Thời trang quốc tế
Nguồn : 24h.com.vn