Hăm cổ là những nốt mẩn đỏ ở cổ. Các bé sơ sinh rất hay bị tình trạng này. Dù không gây nguy hiểm nhưng hăm cổ lại khiến bé bị ngứa, rát và cực kỳ khó chịu. Nếu các mẹ không giữ cho cổ bé thường xuyên khô thoáng. Bé sẽ rất dễ bị hăm cổ đấy nhé. Khi để tình trạng nặng hơn, bé sẽ quấy khóc, khó ngủ và khiến mẹ mệt mỏi theo đấy. Do đó, ngay khi bắt đầu làm mẹ, các bạn nên hiểu rõ về hăm cổ. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất. Từ đó, giúp bé yêu luôn thoải mái, vui chơi và mau lớn.
Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia về hăm cổ và cách chữa hăm cổ cho bé hiệu quả nhất. Biết rõ các nguyên nhân gây bệnh hăm cổ, mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát mọi thứ. Mời các mẹ tham khảo để có thể chăm sóc bé yêu dễ dàng. Từ đó, hạn chế các bệnh lý về da.
Hăm cổ ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Hăm cổ ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phố biến, đặc biệt thường gặp ở những trẻ sơ sinh – nhất là những bé bụ bẫm thường có nhiều ngấn da (nếp gấp) tạo thành các kẽ nhỏ ở cổ, tay, đùi. Tại những kẽ này, mồ hôi, bụi bẩn (người xưa hay gọi là ghét), sữa hay thức ăn bị rơi, chảy xuống sẽ đọng lại, đặc biệt là ở các ngấn cổ. Từ đó tạo điều kiện cho các vết hăm xuất hiện. Tuy đó không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ sẽ cảm thấy khó chịu, nếu để lâu ngày không chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể gây đến tình trạng viêm, loét, gây đau đớn cho trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ thường có những mảng da theo đường ngấn cổ bị nổi đỏ, sưng bì hơn những chỗ bình thường một chút và có trường hợp còn đi kèm các mụn nước li ti.
Nguyên nhân khiến bé bị hăm cổ
Mồ hôi: Vùng da nếp gấp ở cổ của trẻ thường dễ bị chảy mồ hôi, ban nhiệt vào mùa nóng nực. Bên cạnh đó vùng da này cũng ít thông thoáng, khó vệ sinh hơn so với vùng da khác nên cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển gây bị hăm da cổ.
Vệ sinh chưa kỹ: Khi ăn uống, sữa và các loại thực phẩm cũng có thể chảy xuống cổ mà cha mẹ không vệ sinh kỹ dễ khiến vùng da này bị ẩm ướt, bí khí, dẫn tới hăm da.
Quần áo không phù hợp: Trẻ mặc quần áo quá chật, gây cọ xát vào cổ, gây mẩn đỏ và hăm da Kích ứng với các thành phần hoá học có trong nước tắm, nước xả vải, cơ địa da của bé dễ bị dị ứng…
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp vùng da ở cổ trẻ bị nhiễm nẫm, gây ra những tổn thương trên da.
Hăm ở cổ có nguy hiểm không?
Theo Mom Junction, làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, rất dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như bụi bẩn, mồ hôi, phấn hoa, sữa, đồ ăn… Đối với những mảng hăm ở cổ tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu: ngứa ngáy, ngủ không ngon giấc và nếu không được xử ký kịp thời sẽ có nguy dẫn đến viêm loét da gây đau, xót ở vùng hăm.
Hướng dẫn cách chữa hăm cổ cho bé cực kỳ hiệu quả
Sử dụng kem bôi hăm cổ cho bé
Dùng kem đặc trị hăm là một trong những cách đơn giản để thoát khỏi các vết hằn đỏ “đáng ghét”. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua các loại kem này tại hiệu thuốc, hoặc các cửa hàng chăm sóc mẹ và bé. Cách sử dụng kem chống hăm không phức tạp. Mẹ chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên da bé sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Lưu ý, chỉ bôi một lớp kem thật mỏng. Bôi dày quá không khéo “tham thì thâm”, mẹ nhé!
Vì làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên mẹ chỉ nên chọn các loại kem có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, mẹ cũng nên xem kỹ thành phần để chắn chắn không có hóa chất gây hại cho bé cưng.
Cách chữa hăm cổ cho bé bằng các loại lá
Đây là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ “truyền tai” qua nhiều đời. Lá trầu không, trà xanh, quả khổ qua, lá ổi… là lựa chọn được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng. Các loại lá này chứa chất kháng khuẩn tự nhiên. Có tác dụng làm dịu và mát da. Mẹ có thể cho lá vào nồi nước nấu sôi, sau đó để nguội và pha loãng thêm nước lạnh. Tắm bằng nước lá xong, mẹ có thể tắm lại cho trẻ bằng nước ấm sạch một lần nữa. Lưu ý, những trường hợp vết hăm cổ bị lỡ, bong tróc. Mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách tắm nước lá.
Ngoài cách nấu nước lá tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể giã nát lá trầu không. Hoặc trà xanh để lấy nước thoa trực tiếp lên các vết hăm đỏ của trẻ. Cách này chỉ định riêng cho các vết hăm “cứng đầu”. Và không nên dùng quá nhiều lần đâu mẹ nhé!
Các biện pháp chữa hăm cổ cho bé khác
Ngoài những biện pháp kể trên, mẹ có thể:
Đổi chất liệu quần áo cho bé: Chọn loại vải nhẹ, thấm hút tốt và thoáng khí như cotton.
Khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé cũng nên lưu ý. Không nên chọn loại bột giặt có hương liệu mạnh. Nhiều chất tẩy vì có thể gây hại cho làn da bé.
Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ cho bé, có độ pH trong khoảng 4,5-5,5 là tốt nhất.
Chườm lạnh: Mẹ có thể thử chườm lạnh lên vùng da bị hăm để làm dịu tình trạng viêm da. Lấy một chậu nước đá lạnh và ngâm một chiếc khăn sạch. Đắp hỗn hợp này lên vùng bị hăm trong 5-10 phút để làm dịu, vỗ nhẹ cho khô. Mẹ có thể lặp lại quy trình này khi cần thiết.
Thường xuyên vệ sinh vùng da cổ để loại bỏ bụi bẩn, sữa, nước dãi, mồ hôi sẽ giúp cải thiện tình trạng hăm cổ ở trẻ sơ sinh sau vài ngày. Sau khi lau rửa vùng cổ với nước ấm 2 lần/ngày, mẹ nên dùng khăn khô thấm nhẹ nhàng lượng nước dư thừa tại vùng da này.
Không lau mạnh hoặc cọ xát quá nhiều trên da trẻ vì có thể gây kích ứng da, dẫn đến tình trạng hăm càng nghiêm trọng hơn.
Sử dụng bột ngô và dầu dừa
Sử dụng bột ngô: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Nhi khoa cho thấy rằng bột ngô giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm trên da người. Và hạn chế nhiễm trùng do ma sát. Vì vậy, mẹ có thể thử rắc bột ngô lên cổ trẻ để giữ cho vùng cổ khô thoáng. Trước khi đưa trẻ ra ngoài hoặc sau khi tắm. Đừng quên tham vấn thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng phương pháp này.
Sử dụng nước đun sôi hoặc nước cất khi tắm cho bé. Để hạn chế vi khuẩn độc hại.
Mát-xa bằng dầu dừa: Mát-xa cho trẻ bằng dầu dừa 2 lần/ngày. Do đặc tính làm mềm da và chống vi khuẩn. Dầu dừa có thể giúp bé yêu hạn chế tình trạng hăm cổ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc trẻ sơ sinh. Và tìm hiểu những bí quyết chăm sóc bé cưng nhà mình một cách tốt nhất, mẹ nhé!
Nguồn: Huggies.com.vn