Skip to content
Trending Tags
chăm sóc da mặt cách chăm sóc da mặt da khô giày cao gót bí quyết chăm sóc da mặt
Kênh 8

Kênh 8

Kênh 8

  • Thời trang
    • Xu hướng thời trang
    • Thời trang Quốc tế
    • Thời trang Việt Nam
  • Giày đẹp
    • Chăm sóc bàn chân
    • Tư vấn mua giày
  • Làm đẹp
    • Chăm sóc body
    • Tư vấn làm đẹp
    • Chăm sóc da
  • Gia đình
    • Mẹo vặt làm bếp
    • Mẹo vặt gia đình
    • Cách chăm con
  • Dinh dưỡng
    • Phương pháp giữ sức khỏe
    • Thức uống dinh dưỡng
    • Thức ăn dinh dưỡng
  • Thư giãn
    • Phương pháp thư giãn
    • Du lịch thư giãn

Tin mới

Cấp nước cho da – Những điều mà bạn cần biết!

Tẩy da chết cho mặt – Việc làm cần thiết cho da vào mùa đông

Làm chậm lão hoá với những phương pháp tự nhiên và đơn giản

Thải độc cho da đơn giản tại nhà sau những cuộc vui ngày Tết

Vitamin-C có phải là hoạt chất thần kì đối với da mặt ?

Mẩn đỏ trên da mặt – Nổi lo của phái đẹp mỗi dịp chuyển mùa

Massage mặt xoá nếp nhăn đúng cách tại nhà

Điều mà bạn chưa biết về mụn ẩn và cách chăm sóc làn da mụn

Bạn đã từng thử qua 7 bước chăm sóc da hiệu quả này chưa ?

Khám phá giá trị dinh dưỡng của hạt bí xanh từ A đến Z

 
  • Home
  • Gia đình
  • Sốt ở trẻ em và các dạng sốt phổ biến mà cha mẹ nên biết

Sốt ở trẻ em và các dạng sốt phổ biến mà cha mẹ nên biết

05/04/202105/04/2021246
Nguyễn Thị Thắm
Share

Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ: Sốt ở trẻ em rất phức tạp. Nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần phải biết rõ bé sốt do nguyên nhân nào để xử trí. Vậy nên, khi bé sốt, cha mẹ nên quan sát bé trong khoảng từ 16 – 18 tiếng đồng hồ. Nếu bé đang trong giai đoạn mọc răng, mẹ hãy quan sát và kiểm tra. Sốt do mọc răng là phản ứng sốt của cơ thể có thể tự hết sau 2 ngày. Đối với các dạng sốt khác, cần tùy vào tình trạng cụ thể của trẻ để đưa bé đi khám kịp thời.

Dưới đây là chia sẻ về các dạng sốt phổ biến ở trẻ nhỏ. Kèm theo đó là nguyên nhân sốt, dấu hiệu điển hình và gợi ý cách xử trí. Ba mẹ nên nắm rõ các loại sốt này. Ba mẹ không nên quá lo lắng và không áp dụng biện pháp dân gian tùy ý. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của con. Thậm chí có thể khiến tình trạng của bé trở nên nguy hiểm hơn.

Mục lục

  • Sốt ở trẻ em và những điều nên biết
  • Các dạng sốt ở trẻ
    • Sốt mọc răng
      • Cách xử trí khi trẻ sốt mọc răng
    • Sốt siêu vi – Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ
    • Sốt cảm lạnh
    • Sốt cảm cúm
      • Cách bảo vệ trẻ trước sốt cảm cúm
    • Sốt do vi khuẩn
    • Sốt xuất huyết
  • Chia sẻ

Sốt ở trẻ em và những điều nên biết

Sốt ở trẻ em và những điều nên biết

Các loại sốt ở trẻ em được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó. Khi phát hiện có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, hệ miễn dịch của bé sẽ được kích hoạt, nhiệt độ cơ thể được giải phóng, gây ra hiện tượng sốt. Mỗi khi trẻ bị sốt, ba mẹ sẽ hết sức lo lắng và tìm cách để giúp bé hạ nhiệt nhanh nhất.

Tuy nhiên, với mỗi loại sốt khác nhau, ba mẹ cũng cần phải có những cách xử trí khác nhau. Nếu không nắm được những kiến thức cơ bản về các loại sốt ở trẻ em, những nỗ lực của ba mẹ có thể sẽ không có hiệu quả như mong muốn mà còn khiến tình trạng của bé tồi tệ hơn. Chúng tôi sẽ giúp ba mẹ phân biệt các loại sốt ở trẻ em phổ biến nhất, bao gồm: sốt mọc răng, sốt siêu vi, sốt cảm cúm, sốt cảm lạnh, sốt do vi khuẩn và sốt xuất huyết.

Các dạng sốt ở trẻ

Sốt mọc răng

Một trong các loại sốt ở trẻ em ba mẹ chắc chắn sẽ gặp chính là sốt mọc răng. Trong những tháng năm đầu đời, trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ 4 đến 7 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng sữa này đến khoảng 3 tuổi. Theo các bác sĩ, răng sữa có vai trò quan trọng giúp định hướng răng chính sau này.

Nguyên nhân: Khi răng sữa nhú lên, nhiệt độ cơ thể bé thường tăng nhẹ. Điều này là do tình trạng viêm nướu ở trẻ. Nướu của bé sẽ có hiện tượng sưng tấy và đau nhức đến vài ngày.

Từ 3-5 ngày trước khi răng sữa nhú ra khỏi nướu, trẻ sẽ có các triệu chứng như:

  • Bé bị chảy nước bọt nhiều hơn bình thường. Miệng hay chóp chép, nhai trong vô thức.
  • Bé thường đưa tay, vạt áo, hay bất cứ thứ gì vào miệng cắn.
  • Trẻ biếng bú, biếng ăn, hay quấy khóc, ít ngủ, luôn tỏ ra cau có, khó chịu. Một số trường hợp, bé có thể bị ho hoặc phát ban.
  • Khi vệ sinh răng miệng cho bé, ba mẹ sẽ thấy nướu bị sưng đỏ, răng sữa đang nhú lên, và nhiều khi nướu bị nứt ra.
  • Cơ thể yếu đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa, biểu hiện là bé đi ngoài phân nhão hoặc bị tiêu chảy.
  • Trẻ sụt cân

Cách xử trí khi trẻ sốt mọc răng

Cách xử trí khi trẻ sốt mọc răng

Khi đã xác định được là bé sốt do mọc răng, ba mẹ có thể xử lý ở nhà. Tuy nhiên nếu bé sốt cao trên 39 độ, có hiện tượng nôn mửa, co giật, ba mẹ nên lập tức cho bé gặp bác sĩ. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây để xoa dịu cơn đau của bé:

  • Dùng nước ấm lau người cho bé.
  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng: Cho bé uống nước lọc sau khi ăn, dùng khăn mềm/ gạc thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý để lau miệng cho bé.
  • Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi sắc, có góc cạnh hoặc đồ vật cứng.
  • Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn hoặc uống thêm nước lọc để bé không bị mất nước.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt để giúp hạ sốt cho trẻ, nhưng phải dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Cắt chuối thành lát mỏng, để ngăn mát vài phút rồi cho bé ăn để xoa dịu vùng lợi, giảm sưng, giảm đau.

Sốt siêu vi – Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ

Thời điểm giao mùa, hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột là lúc trẻ rất dễ nhiễm các loại virus gây sốt siêu vi, điển hình có thể kể đến như: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay virus cúm. Sốt siêu vi có triệu chứng khá giống với các loại sốt ở trẻ em thông thường, như:

  • Mệt mỏi, đau nhức rồi tiến tới sốt
  • Nhiệt độ cơ thể bé có tăng lên đến 40°C, tần suất liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Ngoài ra, bé có thể có các biểu hiện kèm theo như: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đỏ mắt và có thể nổi cả ban ở da.
  • Một số trường hợp, sốt siêu vi có thể diễn tiến nặng lên như: sốt cao từng cơn, co giật, rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Việc phân biệt sốt siêu vi với sốt thường ở trẻ là rất khó khăn. Tuy nhiên khi bé có các biểu hiện nghiêm trọng hơn. Như: ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,… Ba mẹ nên đưa bé đến khám các bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác. Cũng như phương pháp chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé.

Sốt cảm lạnh

Trong các loại sốt ở trẻ em, sốt cảm lạnh thường xảy ra vào mùa lạnh, thời gian từ tháng 10-12 trong năm. Thông thường, sốt cảm lạnh là biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Trẻ rất dễ bị sốt cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

Khi bị cảm, đầu tiên bé thường có những triệu chứng như đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi. Sau đó là ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ và biếng ăn. Nếu để ý quan sát, ba mẹ cũng sẽ thấy nước mũi của bé đặc quánh lại và có màu vàng hoặc xanh. Khi bị sốt cảm lạnh, bé thường phải mất cả tuần để hồi phục. Trong thời gian này mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với những biện pháp cần thiết để giúp bé mau khỏe hơn.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ có sức đề kháng tốt vượt qua bệnh: ba mẹ nên cho bé ăn các thức ăn nhạt, mềm, dễ tiêu, ăn chín uống sôi, chú ý bổ sung các loại rau xanh và hoa quả giàu Vitamin. Cho trẻ uống nhiều nước, nước ấm: giúp làm loãng dịch tiết đường hô hấp, từ đó giúp trẻ ho dễ dàng hơn. Nhỏ rửa mũi, thông thoáng mũi → bú dễ hơn, ít ói hơn

Sốt cảm cúm

Sốt cảm cúm

Một trong các loại sốt ở trẻ em phổ biến hiện nay là sốt cảm cúm. Đây là một bệnh truyền nhiễm, do virus cúm gây ra. Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn.

Khoảng hai ngày sau khi cơ thể bé bị virus cúm xâm nhập, bé bắt đầu có các triệu chứng như: những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, có cảm giác ớn lạnh, đau nhức, chóng mặt, ăn không ngon, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, đau tai và có thể bị tiêu chảy. Phần lớn trẻ có sức đề kháng tốt, có thể tự khỏi bệnh cúm, hết sốt sau khoảng 5 ngày và tình trạng ho, mệt mỏi sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số ít có thể dẫn đến biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách bảo vệ trẻ trước sốt cảm cúm

Vì vậy, ba mẹ cũng cần lưu lý các biện pháp sau đây để phòng ngừa sốt do cúm ở trẻ em.

  • Tiêm chủng: Tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Lưu ý nhớ cho trẻ tiêm nhắc cúm hằng năm.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, chân tay cho bé.
  • Tránh cho trẻ chạm vào các vật dụng công cộng. Hạn chế trẻ chơi chung đồ chơi, hay tiếp xúc với những người bị cúm
  • Bổ sung những thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ. Như: thịt bò, cá, các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin & khoáng chất,…
  • Giữ ấm cho trẻ mỗi khi trời chuyển lạnh.
  • Bé cần được giữ ấm để tránh các loại sốt ở trẻ em

Sốt do vi khuẩn

Khi bị sốt do vi khuẩn, bé thường có các triệu chứng như nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhịp thở tăng, môi khô, mắt trũng khi có dấu hiệu mất nước, ớn lạnh, rét run và các dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh nhiễm khuẩn đang mắc phải.

Nếu là sốt do vi khuẩn thì trẻ không thể tự khỏi. Mà cần phải đến dùng thuốc kháng sinh đặc trị do bác sĩ kê đơn. Một điều lưu ý quan trọng là sốt do nhiễm vi khuẩn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho trẻ, thậm chí là tử vong. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để thăm khám và điều trị phù hợp.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết

 

Sốt xuất huyết là một trong các loại sốt ở trẻ em có tỉ lệ tử vong cao. Loại sốt này có biểu hiện và diễn biến hết sức phức tạp. Ở giai đoạn đầu trẻ thường có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, liên tục, trẻ quấy khóc hoặc than vãn mệt mỏi. Ba mẹ có thể quan sát thấy chấm xuất huyết dưới da, trẻ có thể bị chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Sau đó khoảng 3-7 ngày, bệnh sẽ đến giai đoạn nghiêm trọng. Tình trạng sốt có thể thuyên giảm, tuy nhiên, trẻ bắt đầu bị thoát huyết tương, bụng bị chướng to. Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím. Các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở cẳng chân. Cánh tay, phần bụng, đùi. Và mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.

Khi trẻ có biểu hiện sốt xuất huyết, ba mẹ cần lập tức cho bé gặp các bác sĩ để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa trị. Sau đó, ba mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ba mẹ nên cho bé uống nhiều nước và để bé nghỉ ngơi, hạn chế vận động.

Nguồn: Jiohealth.com

Chia sẻ

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Cách chăm con Gia đình các dạng Sốt ở trẻ em , Sốt ở trẻ em , sốt xuất huyết

Điều hướng bài viết

Thức uống cực tốt cho da đơn giản mà bạn nên biết
Bạn đang gặp vấn đề về da? Đọc ngay bài viết này để cải thiện làn da của mình

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục

Nguyễn Thị Thắm
05/04/202105/04/2021246

Mực tươi chế biến thế nào để hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng

Nguyễn Thị Thắm
05/04/202105/04/2021246

Đầu bếp mách bạn 4 bước khử sạch mùi tanh hôi từ tim lợn

Nguyễn Thị Thắm
05/04/202105/04/2021246

Tiết kiệm thời gian với những mẹo trong nhà bếp cực đơn giản

Nguyễn Thị Thắm
05/04/202105/04/2021246

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho bé chuẩn khoa học

Nguyễn Thị Thắm
05/04/202105/04/2021246

Những các sắp xếp máy giặt dành cho gia đình có không gian chật

Nguyễn Thị Thắm
05/04/202105/04/2021246

Những mũi tiêm phòng cho bé cực kỳ quan trọng, các mẹ nên biết

Tin mới

Cấp nước cho da – Những điều mà bạn cần biết!

05/04/2021564

Tẩy da chết cho mặt – Việc làm cần thiết cho da vào mùa đông

05/04/2021412

Làm chậm lão hoá với những phương pháp tự nhiên và đơn giản

05/04/2021521

Thải độc cho da đơn giản tại nhà sau những cuộc vui ngày Tết

05/04/2021423

Vitamin-C có phải là hoạt chất thần kì đối với da mặt ?

05/04/2021367

Mẩn đỏ trên da mặt – Nổi lo của phái đẹp mỗi dịp chuyển mùa

05/04/2021447

Massage mặt xoá nếp nhăn đúng cách tại nhà

05/04/2021431

Điều mà bạn chưa biết về mụn ẩn và cách chăm sóc làn da mụn

05/04/2021323

Bạn đã từng thử qua 7 bước chăm sóc da hiệu quả này chưa ?

05/04/2021341

Quảng cáo

Xu hướng thời trang

Cấp nước cho da – Những điều mà bạn cần biết!

05/04/2021564

Tẩy da chết cho mặt – Việc làm cần thiết cho da vào mùa đông

05/04/2021412

Làm chậm lão hoá với những phương pháp tự nhiên và đơn giản

05/04/2021521

Thải độc cho da đơn giản tại nhà sau những cuộc vui ngày Tết

05/04/2021423

Vitamin-C có phải là hoạt chất thần kì đối với da mặt ?

05/04/2021367

Bói vui

Phát sốt với những địa điểm du lịch Đà Lạt đẹp đến nao lòng

05/04/202105/04/2021549

Những địa điểm thư giãn cuối tuần ngoại thành Hà Nội

05/04/202105/04/2021657

Muốn du lịch Vũng Tàu lưu lại 10 điểm đến đặc biệt này

05/04/202105/04/2021396

Tất tần những điểm phải đến khi đi du lịch Ninh Thuận

05/04/202105/04/2021456
© Copyright by Kênh 8