Nứt gót chân là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở chị em phụ nữ cũng như cánh đàn ông. Đặc biệt là vào những lúc thời tiết trở lạnh. Điều này không hề gây nguy hiểm gì đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ đôi chân. Căn bệnh da liễu này không hề khó trị nếu biết áp dụng các phương pháp chăm sóc bàn chân đúng cách. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao chị em lại hay bị vướng phải căn bệnh da liễu này? Nếu bạn cũng bị nứt gót chân thì hãy xem xét bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân hơn nhé!
Nứt gót chân là bệnh gì?
Nứt gót chân thường là do không đủ độ ẩm cho da. Phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Các triệu chứng càng nghiêm trọng nếu phần da bao quanh viền ngoài của gót dày hoặc bị chai nhiều hơn. Trong trường hợp nặng, các vết nứt có thể gây chảy máu, thậm chí do tổn thương sâu. Vi khuẩn và virus xâm nhập có thể dẫn đến nhiễm trùng. Có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển. Đó là da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật.
Nên bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết
– Sắt: Có nhiều trong thịt lợn, thịt gà, trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu.
– Vitamin: Trong các loại vitamin cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung vitamin E. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vât, rau xanh, ngũ cốc, lúa mạch, lạc, các loại hạt.
– Canxi: Tập trung nhiều trong sữa, bơ, sữa chua, sữa dê, sữa đậu nành, canh xương, cá, trái cây, súp lơ.
– Chất béo omega-3 axit: Omega 3 axit được tìm thấy trong các loại cá nước lạnh, dầu flax.
– Kẽm: Bạn có thể bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm như thịt gà, thịt cừu, sữa chua, gạo cẩm.
Da thiếu nước và gót chân hay chịu áp lực
Điều này xảy ra nếu da bạn mất quá nhiều nước. Thiếu nước chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng dưới gót chân bị khô ráp và nứt nẻ. Lâu dần hình thành lên những vết nứt, rãnh nứt ở gót chân. Gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau đớn và thậm chí chảy máu.
Do gót chân chịu áp lực trong thời gian dài. Cụ thể như đi đứng lâu (nhất là ở người thừa cân, béo phì), thường xuyên đi giày cao gót. Giày dép đế cứng hoặc đi bộ nhiều trên nền đất cứng… Tất cả đều khiến cho lớp sừng ở gót bị dày lên và bị tách ra.
Chân bị nhiễm một số loại nấm
Đây là một bệnh nhiễm nấm có thể ảnh hưởng đến bàn chân của bạn. Nấm này có thể sinh sản trong những vùng ẩm ướt. Nó rất dễ lây và tiếp xúc trực tiếp với da khiến bạn bị nhiễm trùng. Hoặc gián tiếp tiếp xúc với những thứ như vớ, giày dép… Bệnh vẩy nến là một tình trạng xuất hiện do các vết sần, sẹo màu đỏ trên da. Điều này thậm chí có thể dẫn đến vết nứt nẻ và chảy máu.
Eczema là bệnh thường gặp vào mùa thu đông, khi thời tiết giao mùa. Đây là bệnh ngứa da điển hình nhất với các triệu chứng đặc hiệu. Ví dụ như nổi mẩn đỏ, có mụn nước, ngứa và nứt. Các yếu tố như xà bông, dị ứng thực phẩm và thậm chí thời tiết có thể là yếu tố kích thích cho tình trạng này. Đây là một trong những lý do khiến gót chân bị nứt.
Bị viêm da tiếp xúc và phơi nắng quá lâu
Đây là một vấn đề về da ảnh hưởng đến bàn chân của trẻ em. Tình trạng này thường do đi giày, dép gây ma sát với chân nghiêm trọng. Các tổn thương này có thể gây ra các vết loét, cũng có thể dẫn đến bong da. Vì vậy, bạn không nên đi giày quá lâu và hãy thay giày khi nó quá chật. Bạn đã biết rằng các tia cực tím từ mặt trời có thể làm hại da của bạn. Dành quá nhiều thời gian dưới ánh mặt trời có thể dẫn đến da đỏ, đau mà da bắt đầu bong ra sau một vài ngày, dẫn đến gót chân nứt.
Nguồn: soha.vn