Bên cạnh món cơm thường ngày thì mì là món khá bắt miệng và có thể chế biến thành nhiều kiểu khác nhau để bữa ăn thêm đa dạng. Với một chút biến tấu, thêm thành phần gia vị hay nguyên liệu bạn đã có thể hô biến món mì trở thành món ngon cho gia đình thưởng thức. Tuy nhiên với món mì, để thành công thì sợi mì khi chần phải dai ngon, không dính với nhau, để khi chế biến được ngấm đều gia vị, món ăn trở nên hấp dẫn, bắt mắt hơn. Vậy chần mì thế nào cho đúng? Kênh8 xin chia sẻ một số mẹo hay khi cần mì để mì luôn giữ được độ dai ngon, không vón cục.
Ăn mì nhiều có tốt không?
Mì là món ăn tiện dụng và dễ chế biến, đặc biệt là mì ăn liền. Tuy nhiên mì ăn liền không thật sự có lợi cho sức khỏe nên chúng ta có thể điều tiết việc sử dụng mì ăn liền.
Thay vào đó có thể sử dụng các loại mì khác như mì trứng, mì rau củ,… để chế biến kèm với trứng gà, thịt, hải sản,…. Chúng ta sẽ nhanh chóng có một bữa ăn ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Tuyệt chiêu chần mì
Mì là món ăn quen thuộc, được nhiều người yêu thích để làm món ăn sáng; hoặc thay thế bữa ăn trong ngày. Mì hay được nấu với các loại xương, thịt… rất thơm ngon và hấp dẫn. Có rất nhiều loại mì được dùng để nấu như mì gạo, mì trứng…. Tuy nhiên nhiều người phàn nàn rằng không hiểu vì sao nấu mì thường bị vón cục, các sợi mì không suông, hoặc bị nát.
Vì thế đầu bếp đã mách, để nấu mì, chỉ cần nhớ 6 mẹo đơn giản dưới đây, đảm bảo mì ngon như ý.
Thêm muối vào nước luộc mì
Thông thường, để nấu bất kỳ một món mì nước nào đó, bạn cũng cần chần qua mì. Việc chần này đem lại các ưu điểm lớn như để mì lúc sau nấu sẽ nhanh chín hơn, mì mềm, không bị bở nát hay vón cục.
Tốt nhất bạn nên cho một chút muối vào nước trước khi luộc mì. Sau đó mới cho mì vào nấu để mì chín không dễ bị nát, ăn dai và ngon hơn.
Dùng dầu ăn để ngăn trào bọt
Ngoài việc cho muối vào nước chần mì, bạn hãy cho một thìa dầu ăn vào nước để khi luộc mì sẽ được bọc một lớp dầu thực vật bên ngoài. Khiến các sợi mì không bị dính vào nhau; và cũng có thể ngăn mì khỏi trào bọt ra khi nấu.
Sử dụng giấm để trung hòa vị kiềm
Bạn cũng có thể cho một chút giấm trắng vào nước luộc mì, vì mì có tính kiềm và có vị kiềm mạnh. Thêm một chút giấm có thể trung hòa vị kiềm; và giúp mì trắng hơn.
Canh thời gian thả mì
Khi luộc mì, không nên đợi nước sôi hẳn rồi mới cho mì vào, cho mì vào khi nước vừa sôi lăn tăn. Khuấy vài lần rồi đậy nắp lại.
Tùy từng loại mì mà tính toán thời gian luộc khác nhau. Thấy mì mềm, gần chín thì vớt ra.
Thêm nước lạnh
Khi tự luộc mì, hãy nhớ khi chúng bắt đầu sôi lại thì dùng đũa đảo vài lần để mì không bị dính nhau. Khi nước sôi trở lại thì cho thêm chút nước lạnh vào 1-2 lần; như vậy mì sẽ dai và ngon hơn.
Dùng rượu gạo
Nếu không may làm mì bị vón cục trong quá trình nấu, bạn có thể xịt một ít rượu gạo vào lúc này. Mì sẽ không vón cục nữa.
Nhìn chung, sau khi luộc mì xong, vớt ra. Bạn hãy cho ngay vào bát nước lạnh hoặc xả qua vòi nước lạnh; để mì không bị dính nhau. Sợi mì cũng trắng và dai ngon hơn nhiều. Nếu vẫn sợ dính bạn có thể trộn thêm chút dầu ăn.
Như vậy món mì đã được chần xong, bạn chỉ việc nấu nước dùng và thêm các loại thịt mà bạn thích vào. Khi ăn chỉ việc thả mì vào nước dùng là xong!
Nguồn: Eva.vn