Khi lòng bàn chân hay ngón chân xuất hiện hiện tượng ngứa, đỏ, sưng và bị nứt da thì có thể bạn đã bị viêm da cơ địa rồi đấy. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người mắc phải. Lâu dần sẽ dẫn đến mất tính thẩm mỹ của đôi bàn chân. Điều này đối với các chị em thì không hề vui tí nào cả. Bởi các nàng không thể tự tin diện những đôi sandal vào ngày hè khoe đôi chân nõn nà của mình. Do đó, bài viết này cung cấp những thông tin về bệnh viêm da cơ địa và những lưu ý trong chữa trị căn bệnh da liễu này. Mọi người cùng tham khảo nhé!
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa là một căn bệnh ngoài da. Thường dễ gặp nhất là ở trẻ nhỏ hoặc những người có làn da mỏng, nhạy cảm. Bệnh này còn có tên gọi quen thuộc khác là bệnh chàm thể tạng hay eczema. Bệnh sẽ tạo ra những biểu hiện như ngứa và mẩn đỏ khắp cơ thể. Viêm da cơ dịa dị ứng bộc phát tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng thay vào đó sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ. Đặc biệt là vào buổi tối, khi cơn ngứa hoành hành, gười bệnh khó có thể đi vào giấc ngủ, làm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Trên thực tế, bệnh viêm da cơ địa thường không lây lan giữa người với người. Tuy vậy, nếu bệnh diễn tiến nặng hơn thì sẽ lan ra các vùng da khác trên cơ thể. Bệnh bộc phát do sự thiếu hụt Filaggrin là chính yếu. Những ai không may mắc phải triệu chứng này sẽ bị viêm da cơ địa do tuyến dầu trên da không hoạt động ổn định như người bình thường. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng da bị viêm nhiễm dễ dàng hơn. Bị vi khuẩn tấn công nhanh chóng.
Triệu chứng gây bệnh
Tình trạng này có thể phát triển ở giai đoạn mãn tính và cấp tính. Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh xuất hiện tình trạng khô da. Da có màu đỏ, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước li ti ở mắt cá chân, lòng bàn chân hoặc bàn chân. Người bệnh có biểu hiện ngứa dữ dội, ngứa nhiều về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các mụn nước xuất hiện có thể bị vỡ ra, gây chảy dịch và bong tróc. Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính nhưng không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể kéo dài sang giai đoạn mãn tính. Gây dày sừng và thô ráp da. Nếu không áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa là gì?
Ngay từ tên gọi đã cho biết bệnh lý da liễu này có liên quan mật thiết đến cơ địa của người bệnh. Các nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này hiện nay vẫn chưa được chỉ ra cụ thể. Tuy nhiên, các yếu tố thuận lợi có thể làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng này là:
– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị bệnh thì tỉ lệ người con mắc bệnh rất cao.
– Do vấn đề dị ứng, kích ứng: Ở người có da nhạy cảm. Khu vực da chân sẽ dễ bị kích ứng hơn với các tác nhân gây hại. Do đó dẫn tới tình trạng viêm da.
– Yếu tố thời tiết: Khi ngày lạnh hoặc những ngày chuyển mùa. Thời tiết khô hanh cũng làm tăng nguy cơ khô da, bong tróc da dẫn đến viêm da cơ địa.
– Người bệnh mang tất kín hoặc giày quá chật: Khi mang tất kín, đi giày chật thường xuyên cũng khiến người bệnh bị kích ứng da chân. Khiến vi khuẩn sinh sôi và làm tăng phản ứng viêm ở chân.
– Do rối loạn nội tiết tố: Các rối loạn nội tiết tố có thể khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng. Từ đó các bệnh lý da liễu có thể bùng phát dễ dàng hơn.
– Ngoài ra, các yếu tố như nhiễm trùng, béo phì. Căng thẳng kéo dài cũng là những yếu tố làm tăng khả năng bị bệnh.
Các biến chứng có thể gặp phải
Trên thực tế, tình trạng viêm da cơ địa ở chân không gây quá nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Khi bệnh ở thể nhẹ, dễ kiểm soát sẽ không gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu không điều trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ bội nhiễm da.Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi bị viêm da cơ địa đã không có biện pháp điều trị đúng cách, khiến bệnh phát triển lan rộng, làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch khác.
Ngoài ra, khi điều trị viêm da cơ địa không triệt để, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng:
– Biến chứng bội nhiễm: Khi vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập vào da qua khu vực da bị viêm da cơ địa có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, da có triệu chứng nóng rát, sưng đỏ, đau nhức, chảy dịch mủ.
– Biến chứng hoại tử: Phần da bị viêm và bội nhiễm nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hoại tử da cực kỳ nguy hiểm.
– Ngoài ra, viêm da cơ địa còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biện pháp điều trị viêm da cơ địa
Hầu hết các bệnh lý liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch của người bệnh đều khó có thể điều trị dứt điểm. Do đó, các biện pháp điều trị viêm da cơ địa ở chân đều tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa bệnh lan rộng.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là phương pháp điều trị bệnh quan trọng. Việc sử dụng thuốc cần có kê đơn của bác sĩ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định. Hiện nay, người bệnh bị viêm da cơ địa thường được điều trị bằng các nhóm thuốc:
– Kẽm oxide 10%: Giúp sát khuẩn, làm dịu tổn thương da, được dùng trong trường hợp bệnh cấp tính.
– Nhóm thuốc chống viêm: Ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trên da. Phòng ngừa vùng viêm da lan rộng.
– Nhóm thuốc kháng histamin: Để giảm ngứa và chống dị ứng.
– Nhóm kháng sinh: Được chỉ định khi người bệnh có nguy cơ bội nhiễm da. Phòng ngừa vi khuẩn tấn công, gây bệnh.
Cách điều trị tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh còn cần áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà dưới đây để hỗ trợ cải thiện bệnh:
– Điều trị bằng lá trầu không: Chuẩn bị lá trầu không đã rửa sạch. Nấu với nước và dùng nước trầu không để vệ sinh da hoặc tắm hàng ngày.
– Trị viêm da cơ địa ở chân bằng tỏi: Lấy tỏi tươi, làm sạch và giã nát sau đó ngâm với nước sạch để lấy tinh chất tỏi loãng, thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh 10 phút rồi rửa sạch
– Chườm lạnh: Người bệnh có thể chườm đá lạnh trong 15 phút. Ngâm chân bằng nước lạnh để giảm cảm giác ngứa.
– Thoa kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm giúp giảm khô da, phòng ngừa tình trạng da bị nứt nẻ, chảy máu…
– Vệ sinh chân đúng cách: Người bệnh cần giữ vệ sinh chân sạch sẽ và khô ráo hàng ngày để phòng ngừa viêm da.
Một số lưu ý khi trị bệnh
Viêm da cơ địa tuy không quá nguy hiểm nhưng là bệnh lý rất dễ tái phát. Do đó, để ngăn chặn bệnh lý này triệt để, người bệnh cần lưu ý trong việc chăm soc bàn chân. Không nên đi tất thường xuyên hoặc đi giày quá chật. Cần chọn giày vừa chân. Ưu tiên hoáng khí và tất chất lượng tốt. Rửa chân sạch sẽ rồi lau khô sau đó thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Không nên cào, gãi mạnh vùng da bị bệnh gây trầy xước da. Cần tránh tiếp xúc da chân với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng bệnh. Cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng và tập luyện thể thao hàng ngày.
Trên đây là một số thông tin người bệnh cần biết về tình trạng viêm da cơ địa ở chân. Do viêm da ở khu vực này rất phổ biến Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt nên người bệnh cần hết sức lưu ý. Hãy thực hiện các phương pháp điều trị bệnh sớm nhất.
Nguồn: trungtamytedpbackan.com