Trong dân gian phương Đông truyền những mẹo trị bệnh với những loại thuốc bằng lá cây. Trong đó phải kể đến là lá bảng. Bởi đây là một loại thảo dược vô cùng lành tính. Đặc biệt chúng được áp dụng trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da rất hiệu quả, nhất là bệnh tổ đỉa. Trên thực tế, lá bàng có thể giúp giảm ngứa, cải thiện vùng da bị tổn thương. Ngoài ra còn chống bị viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên cần phải có những lưu ý nhất định trong việc áp dụng các mẹo chữa bệnh. Bởi nếu áp dụng sai sẽ gây phản tác dụng.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là thể đặc biệt của bệnh chàm. Thuật ngữ này đề cập đến một loại viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước sâu, gây ngứa, mọc khu trú ở lòng bàn chân và bàn tay. Chàm tổ đỉa có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Dựa vào tổn thương lâm sàng, bệnh tổ đỉa được chia thành 4 thể như sau:
– Thể giản đơn: Là thể phổ biến và đặc trưng nhất.
– Thể nhiễm khuẩn: Tổn thương tương tự thể giản đơn nhưng có kèm theo mụn mủ do bội nhiễm.
– Thể bọng nước: Ở thể này, lòng bàn chân và bàn tay có thể xuất hiện các bọng nước to bằng hạt ngô do phản ứng dị ứng hóa chất.
– Thể khô: Tổ đỉa thể khô là thể bệnh khá đặc biệt. Người mắc thể bệnh thường không có mụn nước khu trú, thay vào đó làn da có dấu hiệu khô, đỏ, rát và tróc vảy. Các triệu chứng của tổ đỉa thể khô thường nghiêm trọng hơn vào mùa xuân.
Tác dụng của lá bàng trong chữa tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu rất khó điều trị. Các mụn nước nhỏ mọc sâu dưới da còn gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu cho người bệnh. Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị tích cực, người bệnh bị tổ đỉa hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà vừa an toàn, vừa hiệu quả.
Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng. Bởi loại lá này có tính mát, giúp kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, sử dụng lá này để điều trị các bệnh da liễu còn giúp làm lành tổn thương da và phòng ngừa nhiễm trùng da.
Có được tác dụng đó là nhờ trong lá bàng có các thành phần như: Tanin, phytosterol, flavonoid… giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, tanin có trong lá giúp làm se vết thương, dịu kích ứng da và có tác dụng rất tốt trong điều trị mụn nước, mụn rộp. Nhờ những công dụng đó nên lá bàng được sử dụng nhiều trong điều trị tổ đỉa. Hơn nữa, nguyên liệu này còn rất dễ kiếm và giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị. Có nhiều phương pháp sử dụng lá bàng để chữa tổ đỉa. Người bệnh nếu muốn áp dụng phương pháp này cần nắm được các cách điều trị phù hợp
Phương pháp xông hơi lá bàng
Phương pháp xông hơi bằng lá bàng khi kiên trì thực hiện có thể mang lại hiệu quả rõ rệt cho người bệnh. Khi xông hơi, lá có thể giúp sát khuẩn, đẩy lùi triệu chứng của tổ đỉa, làm sạch da và hồi phục da rất tốt. Chuẩn bị lá bàng bánh tẻ, rửa sạch và ngâm với nước muối được pha loãng. Đun sôi nước sau đó cho lá vào đun kỹ trong vòng 20 phút. Đổ nước ra chậu và bệnh nhân xông hơi vùng da chân, tay bị tổ đỉa trong 15 phút. Khi xông hơi cần lưu ý cẩn thận để tránh bị bỏng và sử dụng khăn để thấm khô hơi nước sau khi xông xong.
Sử dụng trực tiếp lên da
Đắp trực tiếp lá bàng có thể giúp các dưỡng chất trong nguyên liệu này thẩm thấu trực tiếp vào da, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Nhờ đó, người bệnh có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh rất tốt. Chuẩn bị lá bàng non, muối hạt. Ngâm rửa lá thật sạch sau đó giã nhuyễn với một chút muối. Bạn vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sau đó đắp hỗn hợp trên lên da. Sau khoảng 20 phút cần rửa lại bằng nước sạch.
Ép lấy nước cốt
Đây là phương pháp giúp các tinh chất có trong lá bàng thẩm thấu sâu vào trong da. Chuẩn bị muối hạt, 5 đến 7 lá bàng non. Lá bàng ngâm nước muối và rửa sạch sau đó giã nhuyễn với muối. Chúng ta chắt lấy nước cốt lá bàng và dùng tăm bông để bôi lên vùng da bị tổ đỉa. Nên bôi chất dịch này 2 lần trong ngày, sau khi bôi xong có thể không cần rửa lại với nước.
Ngâm tay chân với nước lá bàng ấm
Đây là phương pháp điều trị bệnh đơn giản nhất. Thực hiện cách điều trị này vừa giúp làm sạch da, vừa giúp sát khuẩn và giảm ngứa rất tốt. Chuẩn bị 1 nắm lá bàng, muối hạt. Lá bàng rửa sạch, để ráo nước sau đó vò nhẹ. Bạn đun lá bàng với khoảng 2 lít nước và sử dụng để ngâm tay chân bị tổ đỉa. Nên ngâm rửa lá bàng 2 lần mỗi ngày để làm sạch da.
Lau vết thương bằng nước lá bàng
Cũng giống như phương pháp ngâm rửa bằng nước lá bàng, người bệnh có thể lau vết thương bằng nước lá bàng. Chuẩn bị 15 lá bàng bánh tẻ, 2 thìa muối biển. Sau đó rửa sạch, ngâm nước muối loãng và xay nhuyễn với khoảng 1 lít nước và muối. Đun sôi hỗn hợp trên với lửa nhỏ sau đó để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sử dụng gạc để thấm nước thuốc và bạn tiến hành lau rửa vết thương để sát khuẩn. Bên cạnh đó có thể dùng bã lá để đắp lên vết thương giúp tăng hiệu quả điều trị.
Những điều cần chú ý
Nếu sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa không đúng cách có thể gây ra một số rủi ro không đáng có cho người bệnh. Vì thế, để đảm bảo an toàn và giúp người bệnh tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần chú ý:
– Đây là phương pháp được áp dụng để cải thiện triệu chứng bệnh, không thể điều trị căn nguyên gây bệnh.
– Nên áp dụng khi bệnh ở thể nhẹ và không thực hiện khi xuất hiện các tổn thương hở.
– Chỉ áp dụng chữa tổ đỉa bằng lá bàng ngoài da, không được uống nước.
– Trước khi sử dụng bạn cần làm sạch da để tránh nhiễm khuẩn.
– Nếu thấy tình trạng bệnh tăng nặng, người bệnh cần ngưng sử dụng lá bàng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ.
Các cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng trên đây có thể giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng do tổ đỉa gây ra. Trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn một cách an toàn nhất.
Nguồn: trungtamytedpbackan.com